Theo trang thông tin của Bộ Công Thương, Việt Nam ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon và thu về hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, khái niệm tín chỉ carbon vẫn là thuật ngữ khá mới lạ tại Việt Nam, mặc dù thị trường đã hoạt động một thời gian. Vậy tín chỉ carbon là gì? Đến từ lĩnh vực nào? Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam hiện nay ra sao? Mọi thông tin bạn thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này.
1. Định nghĩa tín chỉ carbon
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.
Tín chỉ carbon khái niệm được nhiều người quan tâm
2. Lợi ích của tín chỉ carbon
Với những lợi ích lớn lao mang lại, tín chỉ carbon chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong:
* Bảo vệ môi trường: tín chỉ carbon giúp các doanh nghiệp hoặc quốc gia bù đắp lượng khí thải CO2 mà họ phát thải ra bằng cách đầu tư vào các dự án giảm phát thải, như trồng rừng hoặc phát triển năng lượng tái tạo.
* Chống biến đổi khí hậu: giảm tác động của biến đổi khí hậu, giúp các quốc gia đạt mục tiêu Net Zero.
Tín chỉ carbon đem lại nhiều lợi ích
* Thúc đẩy phát triển bền vững: bằng cách tạo động lực tài chính cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính, như trồng rừng, bảo vệ rừng, hoặc phát triển năng lượng tái tạo.
* Tạo ra giá trị thương hiệu doanh nghiệp: đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp tạo dựng giá trị thương hiệu, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm bảo vệ môi trường.
3. Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam và thế giới
Thị trường mua bán tín chỉ carbon là cơ chế kinh tế nhằm giảm lượng khí thải CO2 bằng cách đặt giới hạn phát thải và cho phép các công ty mua bán loại tín chỉ này. Trên thế giới, các công ty giảm phát thải dưới mức giới hạn có thể bán tín chỉ dư thừa cho các công ty khác.
Trên thế giới, thị trường tín chỉ carbon đang phát triển mạnh mẽ về cả quy mô giao dịch và sự tham gia của các tổ chức. Nguồn gốc của thị trường này có liên quan chặt chẽ đến Nghị định thư Kyōto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1997.
Tại Việt Nam, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mô hình mua bán tín chỉ giảm phát thải trên thị trường carbon ngày càng trở thành phương pháp tiên tiến. Đây là một loại hình thị trường mới, trong đó hàng hóa được giao dịch là lượng khí nhà kính đã giảm bớt hoặc được hấp thụ. Chúng thường được giao dịch giữa các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế.
4. Hai loại thị trường carbon chính
Thị trường tín chỉ carbon hiện nay được chia thành 2 hình thức: Thị trường carbon tuân thủ và thị trường carbon tự nguyện:
* Thị trường carbon tuân thủ: Chính là kết quả cam kết của các quốc gia trong khung Công ước Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Công ước này bắt buộc các quốc gia thành viên tuân thủ theo quy định nhằm đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường.
* Thị trường carbon tự nguyện: Hoàn toàn không có sự bắt buộc từ các hiệp định quốc tế, mà là nơi mà việc phát hành, mua bán và giao dịch tín chỉ carbon diễn ra dưới sự tự nguyện giữa các tổ chức, công ty hoặc giữa các quốc gia.
5. Tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
Việt Nam, ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm, có thể thu về hàng trăm triệu USD. Đây là những con số rất ấn tượng hứa hẹn là nguồn tài nguyên mới. Và quan trọng hơn phía sau những trị số đó nếu chúng ta biết khai thác hiệu quả sẽ có nguồn kinh phí lớn để nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đồng thời, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam. Hiện nay, Green Light Việt Nam cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam.
Rừng Việt Nam thu lượng tín chỉ carbon lớn
6. Green Light Việt Nam trong thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
Green Light Việt Nam phát triển rừng trồng thu tín chỉ carbon
Green Light Việt Nam đang đón đầu xu hướng tín chỉ carbon với việc phát triển các dự án trồng rừng bền vững, góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính và thúc đẩy kinh tế xanh. Thông qua các dự án này, Green Light Việt Nam không chỉ giúp các doanh nghiệp và tổ chức đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không (Net Zero), mà còn tạo điều kiện tham gia vào thị trường mua bán tín chỉ carbon. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và đáp ứng các cam kết về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tín chỉ carbon và thị trường tín chỉ carbon hiện nay. Việc tham gia thị trường tín chỉ carbon không chỉ là cơ hội kinh tế mà còn là bước đi quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. Bạn quan tâm đến chủ đề này và mong muốn được giải đáp thêm, liên hệ ngay qua số hotline 1900.63.83.93 để được Green Light Việt Nam tư vấn thêm!